Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế linhkiem.vn Đà Nẵng. Bác sĩ đã có 30 năm kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, đặc biệt về chuyên khoa Nội tim mạch.
Đang xem: Thuốc điều trị bệnh mạch vành & lưu ý khi dùng để tránh rủi ro
Bệnh mạch vành là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp do xơ vữa động mạch gây ra. Đau ngực trái, mệt mỏi, khó thở là những triệu chứng thường gặp của bệnh. Chữa bệnh mạch vành gồm một số phương pháp như dùng thuốc, tái thông lòng mạch, nong mạch.
Bệnh mạch vành hay còn gọi là bệnh động mạch vành, suy mạch vành, thiếu máu cơ tim là tình trạng tim không được cung cấp đủ máu do lòng động mạch vành dẫn máu nuôi tim bị hẹp.
Nguyên nhân gây bệnh mạch vành chủ yếu là do chứng xơ vữa động mạch làm hẹp lòng mạch, thường gặp ở người trung niên, lớn tuổi, bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, thừa cân, béo phì, thường xuyên hút thuốc lá.
Triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành là các cơn đau thắt ngực trái, người bệnh thường mệt mỏi, khó thở, thở hụt hơi, đặc biệt là khi gắng sức. Bệnh mạch vành nếu không điều trị có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, thậm chí có thể gây tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.
Bệnh mạch vành có thể được chẩn đoán bằng những phương pháp sau:
Điện tâm đồ lúc nghỉ và lúc gắng sứcMen timChụp nhấp nháy đồng vị phóng xạ có gắng sứcChụp cắt lớp vi tính đa lát cắt (MSCT)
Sau khi được chẩn đoán xác định bệnh, tùy vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng, mức độ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành bao gồm:
Điều trị nội khoa (dùng thuốc)Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ và động mạch vànhTái thông bằng laser
2.1 Điều trị nội khoa
Mục đích của điều trị bệnh mạch vành bằng phương pháp nội khoa là nhằm hạn chế và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, đồng thời cải thiện lượng máu đến nuôi tim. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị nội khoa là:
Thuốc giãn mạch vành (Nitroglycerin, Nitromint, Risordan, …): Thuốc có tác dụng làm giảm các cơn đau ngực, tăng cường máu đến tim. Thuốc được dùng khi có cơn đau hoặc trước khi gắng sức, vận động.
2.2 Nong và đặt stent động mạch vành
Mục đích của nong và đặt stent lòng mạch là nhằm tái thông lòng mạch vành bị hẹp bằng bóng và ống kim loại (stent). Thủ thuật nong và đặt stent lòng mạch để điều trị bệnh mạch vành được thực hiện như sau:
Một ống thông chuyên dụng (catheter) có chứa dây cực nhỏ bên trong, đầu dây có gắn bóng, được luồn từ động mạch quay (nếu không thực hiện được từ động mạch quay có thể thay thế đường vào từ động mạch đùi) đến tim và đi vào những nhánh động mạch vành bị hẹp.Bóng ở đầu dây được bơm và có tác dụng nong lòng mạch để đặt stent (giá đỡ bằng kim loại) vào. Stent này sẽ giúp lòng mạch không bị hẹp.
Điều trị bệnh mạch vành bằng thủ thuật nong và đặt stent lòng mạch có những ưu điểm như:
Thời gian thực hiện thủ thuật ngắn (45 – 120 phút, tùy từng trường hợp).Thời gian nằm viện sau khi thực hiện thủ thuật và hồi phục nhanh.
Phương pháp này được chỉ định với những trường hợp người bệnh có nhiều bệnh lý phức tạp kết hợp, không thể thực hiện phẫu thuật được. Sau khi được đặt stent bệnh nhân vẫn cần phải uống thuốc điều trị bệnh mạch vành suốt đời.
Xem thêm: Cách Chuyển Đổi Từ Legacy Sang Uefi Hybrid Và Uefi Native For Windows 8
2.3 Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ và động mạch vành
Mục đích của phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ – vành cũng nhằm tái thông lòng mạch vành bị hẹp, từ đó giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.
Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ – vành để điều trị bệnh mạch vành là thực hiện nối động mạch chủ và các nhánh động mạch vành bị hẹp bằng một đoạn mạch lành khác của người bệnh. Tùy vào mức độ nặng của bệnh, bác sĩ có thể thực hiện nhiều cầu nối khác nhau để giúp lưu lượng máu đến tim được cải thiện.
Phương pháp này được chỉ định với những trường hợp hẹp nhiều nhánh động mạch vành và không thể thực hiện được thủ thuật nong và đặt stent vào lòng mạch.
2.4 Tái thông lòng mạch bằng laser
Mục đích của tái thông lòng mạch với tia laser nhằm hỗ trợ làm giảm các cơn đau thắt ngực.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng những tia laser để tạo các kênh nhỏ xuyên qua cơ tim, làm giảm tình trạng thiếu máu cơ tim.
Phương pháp này được chỉ định với những trường hợp bệnh nhân bệnh mạch vành không thể thực hiện hai phẫu thuật trên.
Bệnh nhân bệnh mạch vành cần xây dựng lối sống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tiến triển, đặc biệt là sau khi điều trị. Cụ thể:
Dinh dưỡng: Hạn chế ăn mặn, giảm các loại thực phẩm có chứa nhiều cholesterol, chất béo. Nếu bị đái tháo đường cần giảm đồ ngọt và bột.Luyện tập: Vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Nếu bị thừa cân, béo phì cần phải giảm cân bằng cách tăng cường tập luyện.Sinh hoạt: Bỏ hút thuốc lá (nếu có) hoặc tránh hít khói thuốc lá từ người khác.
Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành gồm có dùng thuốc, nong đặt giá đỡ stent lòng mạch, phẫu thuật nối động mạch vành – chủ và tái thông bằng laser. Ngoài ra, người bệnh còn cần tuân thủ chế độ sinh hoạt ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tiến triển hoặc tái phát.
Xem thêm: Đọc Truyện Trải Nghiệm Yêu Đương Cùng Với Trùm Trường, Trải Nghiệm Yêu Đương Cùng Với Trùm Trường
Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của nhồi máu cơ tim và đột quỵ, khách hàng có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch – Khám Tim mạch cơ bản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế linhkiem.vn. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi linhkiem.vn) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Mylinhkiem.vn để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!