Có một loại khoai dân dã với vị ngọt nhẵn, nhiều bột, thơm bùi, trông khá giống củ mài (vị thuốc bồi bổ cơ thể) và được gọi một cách nâng niu như “quả trứng của đất” (thổ noãn).

Đang xem: Khoai từ có tác dụng gì? ăn khoai từ có giảm cân không?

Bạn đã đoán ra là khoai gì chưa? Vâng, đó là khoai từ, hay còn gọi là củ từ, củ lỗ, thổ vu, thổ noãn…, một loại khoai rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bên cạnh giá trị dinh dưỡng, củ khoai từ còn có công dụng và tiềm năng làm thuốc.

Đặc điểm

Khoai từ (tên khoa học: Dioscorea esculenta, họ Củ nâu: Dioscoreaceae) (1) là loại dây leo bằng thân quấn phổ biến ở miền Nam. Lá khoai từ có cuống khá dài, phiến lá hình trái tim và kéo nhọn ở đuôi thành đuôi lá, các gân lá đối xứng qua gân chính. Cả thân dây và lá đều có màu xanh, leo rậm rạp thành giàn bụi.

Củ khoai từ tròn và dài không đều nhau với có nhiều rễ con quanh vỏ, tuy nhiên, các gân vỏ của củ nằm xuôi ngang nên rất dễ bóc vỏ theo dạng khoanh tròn (như cách bóc vỏ khoai mì). Vỏ củ màu nâu vàng, thịt củ màu trắng hoặc hơi vàng, giòn, có nhiều nhớt, nhiều bột, khi nấu chín thì giòn hoặc hơi bở.

Trong ẩm thực, củ từ thường được dùng bằng cách nấu canh, luộc hoặc nướng (có thêm hành sẽ càng thơm ngon, củ từ già thì nhiều bột hơn).

*

Hình ảnh cây khoai từ

Công dụng của củ khoai từ nhìn từ y học cổ truyền

Củ khoai từ có vị ngọt, tính hàn, hơi độc (nếu dùng sống). Khi dùng chín, củ khoai từ có vị ngọt, thơm ngon, không độc, có tác dụng bồi bổ tràng vị và có thể dùng thay lương thực trong đời sống hàng ngày (2).

Xem thêm:

Bên cạnh đó, củ từ cũng được dùng điều trị một số bệnh như:

Giải độc: Lấy củ từ còn sống, bóc vỏ, rửa sạch rồi giã nát vắt lấy nước uống sẽ khiến nôn ra hết các chất độc (2).Ho nhiệt, khô họng: Ăn khoai từ nấu chín (luộc, nấu canh) (2).

Hai công dụng này của khoai từ cũng được nhấn mạnh trong công trình y văn Hải thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác:

Thổ Noãn vốn tên thực củ Từ

Ngọt cay tính lạnh mà hơi độc

Giải các thứ độc, bổ vị trường

Ho nhiệt, họng khô nên dùng gấp” (3)

*

Hình ảnh củ khoai từ

Củ khoai từ nhìn từ y học hiện đại

Theo y học hiện đại, củ khoai từ có chứa một số hợp chất giúp điều hòa miễn dịch, phòng chống rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì và ung thư (4). Ngoài ra, nhiều kết quả nghiên cứu còn ghi nhận khoai từ có các hoạt tính và ứng dụng như:

Lưu ý

Không nên lạm dụng khoai từ. Bên cạnh đó, không nên ăn khoai từ sống vì dễ bị nôn mửa và có hại cho hệ tiêu hóa.

Nhiều tác giả, Chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà, Nxb Văn hóa dân tộc, 2002, trang 71.Lê Hữu Trác, Hải thượng y tông tâm lĩnh, tập 3,4, NXB Y học, Hà Nội, 2014, trang 517.

Xem thêm:

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*Giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển Bưu điện, tham khảo Giá cước vận chuyểnGửi thuốc toàn quốc, giao thuốc tận nơi Nhận thuốc rồi mới thanh toán tiền.

*

*

*

Béo phìBồi bổ cở thểBổ thận tráng dươngCây thuốc có độc tốCảm cúmCầm máuGiảm béoGiảm đauHo – hô hấpHuyết áp caoHạ sốtKhó tiêuKinh nguyệt không đềuKiết lỵKích thích tiêu hóaLàm trắng daLợi tiểuMát gan giải độcMất ngủMỡ máu caoMụn nhọt lở ngứaMụn trứng cáNgoài daNgộ độcNhuận tràngPhong thấpRăng miệngRụng tóc – Tóc bạc sớmSuy nhược cơ thểSỏi thậnThanh nhiệt giải độcTim mạchTiêu chảyTiểu đườngTáo bónTăng cường tiêu hóaUng thưViêm dạ dàyViêm gan BViêm họngViêm phế quảnVàng daXương khớpYếu sinh lýĐường ruột – tiêu hóa kém

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *